NỘI DỤNG BÀI VIẾT
Đây là 2 câu hỏi lớn sẽ được Y Dược Số giải đáp qua bài viết dưới đây !
1. Lái xe ban đêm thường gặp những rủi ro gì?
Theo thống kê trước đó của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, số vụ tai nạn xảy ra vào ban đêm, từ 18 giờ tối đến 6 giờ sáng thường lớn hơn gấp 2 – 3 lần so với ban ngày.
Lái xe an toàn vào ban đêm luôn là một thử thách khó khăn không chỉ đối với những tài xế mới mà ngay cả các lái xe lâu năm. Bởi ban đêm tầm nhìn hạn chế cùng với nguy cơ buồn ngủ do cơ thể mệt mỏi.
Rủi ro khi lái xe ban đêm là hết sức lớn
Vậy lái xe ban đêm thường gặp những rủi ro gì?
-
Nguy cơ buồn ngủ, mất tập trung
Nếu chưa quen với đồng hồ sinh học thức đêm thì việc buồn ngủ khi lái xe ban đêm rất dễ xảy ra. Buồn ngủ làm cơ thể không tỉnh táo, mất tập trung. Nếu có sự cố xảy ra thì sẽ không kịp thời xử lí nên thường xẩy ra những hậu quả đáng tiếc.
Vì vậy, để an toàn, người lái cần ngủ đủ giấc trước khi bắt đầu hành trình. Đồng thời, chuẩn bị một số loại chống buồn ngủ ban đêm như nước tăng lực, viên ngậm tỉnh ngủ, kẹp si gum…
-
Động vật qua đường
Ban đêm, tình trạng một số động vật hoang băng qua đường là điều thường thấy. Chính điều này cũng là yếu tố gây tai nạn đáng kể trong thời gian gần đây.
Đặc biệt là những đoạn đường có biển cảnh báo động vật thì tài xế càng phải chú ý. Với những đoạn đường này hãy cố gắng đi chậm để quan sát một cách cẩn thận
-
Rủi ro khi bị hỏng động cơ
Tình trạng hỏng động cơ xe thường làm cho lái xe hết sức khó chịu và nguy hiểm
Thật là không may nếu đang đi dọc đường mà xe bạn lại tự nhiên chết máy đặc biệt là trên đường cao tốc. Nếu bạn không phải là người có kinh nghiệm sửa xe thì việc gọi thợ vào ban đêm cũng là điều khó khăn.
Chính vì thế, trước khi lái xe việc kiểm tra bộ phận trên xe như hệ thống đèn, phanh, động cơ ,.. là điều nên làm.
-
Rủi ro khi gặp thời tiết xấu
Di chuyển trên đường xấu vào ban ngày đã khó, ban đêm còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn. Vì vậy người lái cần hết sức cẩn thận, đi thật chậm khi qua những đoạn đường này.
Bạn tuyệt đối không phóng nhanh vượt ẩu vì có thể gặp phải những “hố tử” hoặc va chạm mạnh với ổ voi, ổ gà.
Xem thêm bài viết:
Bỏ Túi Ngay Những Bí Quyết Giúp Bạn Lái Xe An Toàn Hơn
2. Chuẩn bị những gì khi lái xe vào ban đêm
Lái xe ban đêm luôn có nhiều yếu tố bất ngờ phát sinh cộng với yếu tố trời quá tối không đủ ánh sáng để quan sát. Vì thế, nếu trường hợp phải lái xe ban đêm bạn cần lưu ý một số vấn đề sau
- Xác định rõ lộ trình di chuyển
Khi bạn biết rõ được lộ trình, đoạn đường di chuyển thì sẽ giúp chúng ta giảm thiểu được áp lực và tự tin hơn rất nhiều.
- Chuẩn bị hộp dụng cụ sữa chữa xe đề phòng sự cố
Hộp động cơ xe ô tô
Thời điểm ban đêm, nếu không may xe xảy ra sự cố thì rất khó để gọi thợ vì ban đêm không thuận tiện di chuyển như ban ngày.
Việc chuẩn bị hộp đồ dụng cụ là không bao giờ thừa giúp tài xế chủ động không bất ngờ với những tình huống xảy ra.
- Chuẩn bị tâm lí thoải mái, sức khỏe ổn định
Tâm lý và sức khỏe của người lái thật sự rất quan trọng, đặc biệt là khi điều khiển phương tiện ô tô trong thời điểm buổi tối. Nếu cảm thấy mệt mỏi hay buồn ngủ, tốt nhất không nên lái xe.
3. Kinh nghiệm lái xe ban đêm mà các bác tài cần nên nắm
Ngoài những nguyên tắc an toàn, tuân thủ đúng luật lệ giao thông thì kinh nghiệm lái xe cũng là yếu tố không thể không nhắc đến.
Sau đây là 6 kinh nghiệm khi lái xe ban đêm mà yduocso đã đúc kết và tìm hiểu qua nhiều tài liệu. Nó sẽ giúp bạn hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy đến khi lái xe ban đêm.
3.1. Kiểm tra xe trước khi khởi hành
Đây là việc làm không thể thiếu khi bạn muốn lái xe ban đêm đặc biệt là lái xe đường dài. Bạn hãy cố gắng đảm bảo xe của bạn luôn trong tình trạng tốt nhất.
- Kiểm tra động cơ
- Kiểm tra còi xe, phanh xe, cần gạt nước…
- Kiểm tra hệ thống đèn xe như đèn pha, đèn cốt
- Kiểm tra gương xe
- Kiểm tra lốp xe
- Kiểm tra tình trạng xăng
Trước khi lên đường thì bạn cũng nên vệ sinh sạch sẽ gương, kính và đèn xe. Đây là 3 bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến tầm nhìn và khả năng quan sát của bạn. Hãy giữ chúng trong tình trạng sáng nhất
3.2. Sử dụng đèn pha hợp lí
Đèn pha – Đèn chiếu sáng có cường độ ánh sáng mạnh, chiếu xa hơn và tầm nhìn cao hơn. Đèn pha thường gồm hai chế độ chiếu sáng – đèn pha (chiếu xa); đèn cốt (chiếu gần). Khi bật pha, cường độ sáng lớn giúp người lái xe nhìn thấy những chướng ngại vật từ xa ngay cả khi đi ở tốc độ cao
<img class="wp-image-3003 aligncenter" src="data:;base64,” alt=”kỹ năng lái xe an toàn ban đêm” width=”646″ height=”387″ data-lazy-srcset=”https://yduocso.com/wp-content/uploads/2023/05/su-dung-den-pha-khi-lai-xe.jpg 1000w, https://yduocso.com/wp-content/uploads/2020/09/su-dung-den-pha-khi-lai-xe-400×240.jpg 400w” data-lazy-sizes=”(max-width: 646px) 100vw, 646px” data-lazy-src=”https://yduocso.com/wp-content/uploads/2023/05/su-dung-den-pha-khi-lai-xe.jpg” />
Sử dụng đèn pha vào ban đêm cũng giống như việc bạn diễn xiếc nó rất nguy hiểm nếu bạn dùng nó không đúng cách
Chế độ đèn phần lớn được sử dụng khi đi đường trường, cao tốc. Nhưng nhiều người do không hiểu biết hoặc cố tình sử dụng sai trong nội thành gây lóa mắt, mất tầm nhìn của xe khác.
Nếu đèn xe không tốt thì điều hiển nhiên là mức độ tai nạn xe tăng cao. Vì thế bạn nên thường xuyên lau chùi, kiểm tra, vệ sinh để phục vụ việc lái xe tốt nhất.
3.3. Sử dụng ánh sáng trong xe
Trong ô tô thường trang bị nhiều loại đèn khác nhau tuỳ vào mục đích sử dụng khác nhau. Đặc biệt những ai lái xe vào ban đêm thì càng phải hiểu chức năng của các loại đèn.
<img class="aligncenter wp-image-3004" src="data:;base64,” alt=”lái xe ô tô ban đêm an toàn” width=”635″ height=”423″ data-lazy-srcset=”https://yduocso.com/wp-content/uploads/2023/05/bat-anh-sang-trong-xe.jpg 660w, https://yduocso.com/wp-content/uploads/2020/09/bat-anh-sang-trong-xe-400×267.jpg 400w” data-lazy-sizes=”(max-width: 635px) 100vw, 635px” data-lazy-src=”https://yduocso.com/wp-content/uploads/2023/05/bat-anh-sang-trong-xe.jpg” />
Ánh sáng trong xe thích hợp làm cho bạn có cảm giác an toàn hơn
- Đèn xi nhan (signal ) thường được tích hợp cùng đèn hậu, đèn gương, đèn chiếu sáng phía trước. Chức năng chính là phát tín hiệu cho các phương tiện khác khi chuyển làn, chuyển hướng.
- Đèn sương mù có ánh sáng vàng được đặt dưới gầm của ô tô, sử dụng khi lái xe sương mù nhiều ảnh hưởng đến tầm nhìn của tài xế. Hỗ trợ tốt cho tài xế quan sát rõ hơn trong điều kiện tầm nhìn bị che khuất.
- Đèn cốt là đèn được dùng để soi rõ các chướng ngại vật trong khoảng cách gần từ 3-5 mét. Thường những loại đèn này sử dụng bóng xenon kết hợp cùng đèn bi giúp tự giáp ánh sáng và bám đường tốt hơn.
3.4. Đi chậm lại khi lái xe vào ban đêm
Tầm nhìn vào ban đêm sẽ hạn chế hơn nhiều so với ban ngày, điều này càng nguy hiểm hơn khi gặp thời tiết xấu. Đường mưa mới ướt sẽ rất trơn, do đó bạn phải xử lý phanh, đá phanh, xi-nhan sớm hơn, giữ khoảng cách xa hơn với xe cùng chiều.
Ngoài ra, vì trời tối nên tầm nhìn sẽ rất hạn chế, các vật xung quanh dễ bị che lấp bởi bóng tối. Để tránh va chạm trong quá trình lái bạn nên duy trì tốc độ ở mức phù hợp.
3.5. Khi lái xe vào ban đêm nên thắt dây an toàn
Thống kê của Tổ chức y tế thế giới cho thấy, thắt dây an toàn khi ngồi ở ghế trước giảm được 45-50% nguy cơ tử vong và từ 20-45% nguy cơ bị thương nghiêm trọng.
<img class="wp-image-3005 aligncenter" src="data:;base64,” alt=”kinh nghiệm lái xe vào ban đêm” width=”651″ height=”408″ data-lazy-srcset=”https://yduocso.com/wp-content/uploads/2023/05/that-day-an-toan.jpg 1024w, https://yduocso.com/wp-content/uploads/2020/09/that-day-an-toan-400×250.jpg 400w” data-lazy-sizes=”(max-width: 651px) 100vw, 651px” data-lazy-src=”https://yduocso.com/wp-content/uploads/2023/05/that-day-an-toan.jpg” />
Thắt dây an toàn cho cả nhà là điều bắt buộc như đi xe máy đội mũ bảo hiệm
Vì vậy hãy thắt dây an toàn bất kì khi nào bạn lái xe, đặc biệt khi vào ban đêm. Việc thắt dây sẽ bảo vệ bạn được an toàn hơn trong những trường hợp không mong muốn. Hãy là người lái xe thông minh, an toàn cho bạn và cả những người xung quanh.
3.6. Giữ khoảng cách an toàn với các xe khác
Người lái ô tô về bản chất đang ở trong một không gian kín nên việc nhận biết điều kiện giao thông phía trước ít nhiều gặp khó khăn.
Đó là lý do việc giữ một khoảng cách an toàn nhất định được nhiều chuyên gia đánh giá tối quan trọng khi điều khiển một chiếc ô tô. Khi lái xe vào ban đêm làm hạn chế khiến tầm nhìn thì giữ khoảng cách giúp bạn an toàn.
<img class="aligncenter wp-image-3006" src="data:;base64,” alt=”lái xe an toàn vào ban đêm” width=”620″ height=”266″ data-lazy-srcset=”https://yduocso.com/wp-content/uploads/2023/05/khoang-cach-an-toan-khi-lai-xe.jpg 1400w, https://yduocso.com/wp-content/uploads/2020/09/khoang-cach-an-toan-khi-lai-xe-400×171.jpg 400w” data-lazy-sizes=”(max-width: 620px) 100vw, 620px” data-lazy-src=”https://yduocso.com/wp-content/uploads/2023/05/khoang-cach-an-toan-khi-lai-xe.jpg” />
Đây là điều bắt buộc khi bạn đi trên cao tốc, Còn tại các thành phố đông nó còn tùy lúc
Đối với trường hợp tham gia giao thông thuận lợi khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ như sau:
V = 60: 35m;
60 < V ≤ 80: 55m;
80 < V ≤ 100: 70m;
100 < V ≤ 120: 100m;
Tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình.
Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm khi lái xe ban đêm. Hi vọng rằng bài viết đã mang lại những giá trị hữu ích và không quên chúc tất cả bác tài luôn vững tay lái trên mọi nẻo đường !