NỘI DỤNG BÀI VIẾT
Vậy đâu là những nguyên nhân buồn ngủ khi lái xe và giải pháp cho vấn đề này là gì? Hãy cùng yduocso.com giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
Tác hại của việc lái xe buồn ngủ
Theo quy định, thời gian lái xe cầm vô lăng không quá 4 giờ liên tục và 10 giờ/ngày. Tuy nhiên trên thực tế các lái xe hầu hết đều vượt nhiều khung thời gian cho phép.
Chính điều này dẫn đến tình trạng lái xe buồn ngủ, mệt mỏi, căng thẳng từ đó rất dễ xảy ra những tai nạn giao thông đáng tiếc.
Báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết: “những vụ tai nạn giao thông liên quan tới giấc ngủ chiếm tới 30% tổng các vụ giao thông trong một năm”.
Đa số các tài gây tai nạn thường có thời gian thức kéo dài, ngủ ít hơn 5 giờ. Thiếu ngủ làm giảm sự tỉnh táo, mất khả năng tập trung làm chậm khả năng xử lí khi gặp sự cố.
Theo hiệp hội An toàn Giao thông của Mỹ thì các tác hại của việc lái xe trong khi buồn ngủ nó cũng nguy hiểm như lái xe khi say rượu.
Các triệu chứng cảnh báo cơ thể đang buồn ngủ khi lái xe
Việt Nam chúng ta là một trong những nước có tỉ lệ số người tử vong do tai nạn giao thông cao nhất thế giới. Một trong những nguyên nhân không thể không nói đến chính là do buồn ngủ khi lái xe
Những đối tượng có nguy cơ lái xe khi buồn ngủ gồm:
- Thanh niên
- Đàn ông
- Công nhân làm theo ca
- Lái xe hàng
- Làm việc nhiều giờ
- Ngủ không đủ giấc
- Uống thuốc gây ngủ
- Uống rượu, hoặc
- Có vấn đề về giấc ngủ không được điều trị
Vậy dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang buồn ngủ là gì?
- Khó tập trung
- Bỏ qua các biển báo giao thông
- Trượt xe mất lái (vehicle drifting)
- Không theo dõi được thời gian
- Mơ màng
- Mí mắt nặng và chớp mắt thường xuyên
- Ngáp thường xuyên
- Gục gật đầu
- Cảm thấy không yên hoặc dễ bị kích động
Xem thêm bài viết:
Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc Chống Buồn Ngủ
Nguyên nhân dẫn đến việc buồn ngủ khi lái xe
Nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng rất nhiều các tài xê xe khi đi rất dễ buồn ngủ. Trong số đó có khoảng 50-70% thanh niên thừa nhận lái xe buồn ngủ trong những năm qua. Vậy nguyên nhân buồn ngủ khi lái xe là gì?
1. Buồn ngủ do căng thẳng áp lực trong công việc
Căng thẳng áp lực trong công việc là một điều khó tránh khỏi. Điều này vô tình làm cơ thể bạn mệt mỏi, làm tăng lượng adrenaline khiến bạn cảm thấy buồn ngủ.
Theo nghiên cứu, 90% các trường hợp ngủ gật khi lái xe đều bắt nguồn từ việc tài xế mệt mỏi và thiếu ngủ
Để giảm stress, chúng tôi khuyên bạn là hãy đi ngủ sớm hơn hoặc có một giấc ngủ trưa khoảng 30 phút. Bạn sẽ tràn đầy năng lượng cho những phần việc còn lại.
2. Buồn ngủ khi lái xe do thiếu ngủ hoặc ngủ quá ít
Thiếu ngủ là tình trạng bạn ngủ ít hơn so với nhu cầu của cơ thể. Ảnh hưởng của thiếu ngủ bạn thường thấy đó là cơ thể mệt mỏi, dễ buồn ngủ, giảm sự tỉnh táo…
Thiếu ngủ mãn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường.
Chính vì thế, bạn hãy để cơ thể được ngủ đủ giấc khoảng 6-8 tiếng mỗi ngày thì bạn mới có đủ năng lượng để lái xe tập trung tiếp được
THVL | Chuyện cảnh báo: Buồn ngủ khi lái xe
3. Buồn ngủ khi lái xe do cơ thể thiếu năng lượng
Thiếu năng lượng chính là tình trạng thiếu cân bằng giữa năng lượng cung cấp và năng lượng tiêu hao. Dẫn đến, cân nặng của cơ thể, năng lượng dự trữ thấp
Năng lượng cung cấp sẽ được sử dụng cho các chức năng của cơ thể bao gồm duy trì nhiệt độ tối ưu cũng như lưu trữ các dạng năng lượng khác nhau cho cơ thể
Buồn ngủ khi lái xe do cơ thể thiếu năng lượngThiếu năng lượng sẽ làm cơ thể chúng ta mệt mỏi, buồn ngủ và có thể dẫn đến trầm cảm. Nếu bạn cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể thì sức khỏe sẽ không bị suy giảm. Chức năng sinh lý không bị ảnh hưởng.
Chính vì thế, việc bổ sung năng lượng cho cơ thể là điều cần thiết. Cụ thể như:
- Bạn nên sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt giúp cung cấp chất xơ. Một số chất dinh dưỡng khác như gạo lứt, bột yến mạch, bột ngô nguyên chất…
- Nên lựa chọn nguồn cung cấp protein đến từ thịt gia cầm, thịt nạc, một số hải sản giàu omega-3
- Bạn nên hạn chế dùng thực phẩm, đồ uống có nhiều đường. Bởi vì, tiêu thụ quá nhiều đường sẽ dẫn đến cơ thể, mệt mỏi buồn ngủ hơn
- Bạn nên duy trì mức năng lượng cơ thể bằng cách ăn ba bữa mỗi ngày và hạn chế đồ ăn nhẹ không lành mạnh.
- Uống nước có thể giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước tránh tình trạng buồn ngủ
4. Lối sống sinh hoạt không khoa học
Một lối sống thường phản ánh thái độ của một cá nhân, giá trị hoặc thế giới quan của cá nhân đó. Nếu bạn không có một lối sống khoa học thì hiển nhiên cơ thể sẽ bị ảnh hưởng và buồn ngủ là điều không thể tránh khỏi
Một lối sống lành mạnh phải đảm bảo được những yếu tố sau:
- Chế độ ăn uống phải có một lượng calo thích hợp và nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, ít thực phẩm từ động vật
- Ngủ thật ngon, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để giữ gìn sức khỏe
- Nói không với đồ ăn nhanh vì các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ, lượng đường và muối cao.
- Luyện tập thể dục thể, thể thao đều đặn mỗi ngày
- Bạn hãy giữ thái độ tích cực, nhìn cuộc sống bằng lăng kính lạc quan.
5. Buồn ngủ do độ rung của ghế trên xe
Nghiên cứu mới đây của Đại học RMIT phát hiện rằng xe rung lắc tự nhiên khiến tài xế buồn ngủ hơn. Chỉ 15 phút sau khi cầm lái, sự tập trung và độ tỉnh táo của tài xế sẽ bị ảnh hưởng.
Giáo sư Stephen Robinson cho biết những ảnh hưởng của rung lắc vật lý lên tài xế chưa được hiểu rõ. Dù cho ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự rung lắc góp phần tạo ra cảm giác buồn ngủ.
Độ rung lắc ổn định ở tần số thấp – kiểu rung lắc mà chúng ta trải nghiệm khi lái xe ô tô con, xe tải. Dẫn đến, cơn buồn ngủ, ngay cả đối với những người nghỉ ngơi đầy đủ và khỏe mạn
Sự mệt mỏi do rung lắc khiến cho tinh thần, thể chất khó thực hiện các hoạt động trí não hơn. Do đó, hệ thần kinh của cơ thể bắt đầu tự điều hòa khiến nhịp tim thay đổi.
Để cải thiện độ rung của ghế trên xe. Hy vọng trong lương lai các nhà sản xuất xe sẽ có thêm các tính năng trong thiết kế ghế giúp giảm thiểu điều này.
Tuy nhiên nếu bạn đang buồn ngủ lái xe máy việc rung lắc cũng gây tác động khá lớn dẫn đến cơn buồn ngủ.
6. Lạm dụng các thuốc có chất gây nghiện
Các chất gây nghiện thường có trong thuốc chống nôn, thuốc chống trầm cảm, thuốc hại đường huyết. Đây cũng là yếu tố làm cơ thể buồn ngủ khi lái xe
Thuốc chống trầm cảm: Loại thuốc này có một đặc điểm là khiến người uống luôn buồn ngủ, phản ứng chậm, đôi khi như đang mệt mỏi.
- Thuốc hạ huyết áp. Sử dụng thuốc này lâu sẽ khiến tài xế có cảm giác mất năng lượng, mệt mỏi.
- Thuốc kháng sinh Histamin: Thuốc này thường sử dụng để điều trị các bệnh vặt như hắt hơi, sổ mũi. Có nhiều loại thuốc chứa thành phần gây buồn ngủ, thậm chí khiến bạn chìm vào giấc ngủ khá sâu.
- Thuốc giãn cơ: Những người làm việc ở cường độ cao thường cần thuốc an thần và giãn cơ. Tuy nhiên thuốc này cũng hay gây tác dụng phụ là buồn ngủ, khiến tài xế dễ ngủ gật
Biện pháp để tỉnh táo khi lái xe
Hậu quả của việc lái xe trong khi buồn ngủ là điều mà nhiều người đã biết. Khoảng 20% số vụ tai nạn giao thông chết người là lái xe khi buồn ngủ.
Chính vì thế việc tìm ra những biện pháp giúp tỉnh táo chống lại cơn buồn ngủ khi lái xe là vô cùng quan trọng.
1. Bật đèn trong buồng lái
Theo nghiên cứu, khi trong bóng tối bạn sẽ ra khiến bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn. Trước khi cảm thấy mệt mỏi thì hãy bật 1 chút đèn để không ảnh hưởng đến việc lái xe của bạn.
Việc bật đèn sẽ giúp bạn kích thích các giác quan thị giác giúp bạn tỉnh táo khi lái xe. Ngoài ra việc để đèn trong buồng lái cho bạn cảm giác an toàn có thể tự tin lái xe.
2. Hạ cửa kính khi lái xe
Một trong những cách giúp các tài xế tỉnh táo khi lái xe là hạ kính xuống. Không khí bên ngoài sẽ lùa vào xe giúp bạn sảng khoái thoải mái hơn rất nhiều.
Buồng lái khi hạ kính sẽ thông thoáng, bớt cảm giác ngột ngạt căng thẳng
Lưu ý: Các chuyên gia cũng khuyến khích tài xế không nên hạ kính cửa sổ khi ô tô đang chạy vì nó dễ làm mất tập trung.
Nếu cần mở cửa sổ để bớt ngột ngạt, hãy mở khi lái xe vào giờ thấp điểm hoặc trong lúc dừng xe để hạn chế tiếp xúc với ô nhiễm không khí tiếng ồn.
3. Tỉnh táo cùng chút nhạc
Âm nhạc là thứ giúp bạn có động lực, giảm căng thẳng đặc biệt giúp bạn tỉnh táo khi lái xe. Một nghiên cứu ở Hà Lan cho rằng nghe nhạc khi lái xe sẽ ảnh hưởng tích cực đến bộ não của bạn.
Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy lo lắng khi lái xe hay khó tập trung thì hãy bật một vài giai điệu nhé. Bạn có thể nghe bất kì các loại nhạc nào mà bạn ưu thích như belero, nhạc trẻ….
Nếu bạn có thể hát theo, nó sẽ làm bạn cuốn theo bài hát và quên đi cơn buồn ngủ đó.
4. Mang theo quả chanh
Thông thường các tài xế dù chuyên nghiệp hay nghiệp dư thì đi dường dài thường mang thêm 1 quả chanh. Chỉ cần trùng mắt thì các xế xe đã làm một lát chanh mỏng để tan cơn buồn ngủ.
Bởi vì trong chanh có rất nhiều vitamin C giúp các tài xế tỉnh táo khi lái xe hơn.
- Ngoài ra, chanh còn có rất nhiều tác dụng nữa như
- Cân bằng độ pH trong cơ thể.
- Điều trị huyết áp và suy giãn tĩnh mạch.
- Giảm đau và tránh nhiễm khuẩn trong răng.
Lưu ý: khi đang chạy xe hãy dừng xe ở nơi an toàn rồi sử dụng.
5. Nhai kẹo cao su
Nhai kẹo được cho là cách giúp tài xế tỉnh táo khi lái xe đơn giản nhất. Việc nhai kẹo sẽ làm các cơ hàm hoạt động và cải thiện mệt mỏi. Mọi người nên sử dụng kẹo bạc hà vì vị cay nồng, the mát của nó sẽ giúp bạn tỉnh táo, tập trung hơn đó.
Đặc biệt việc nhai kẹo cao su còn nhiều tác dụng như:
- Giúp giảm thèm ăn.
- Cải thiện trí nhớ và tăng khả năng nhận thức.
- Giảm khô và hôi miệng.
- Ngăn ngừa sâu răng.
6. Dùng khăn ướt
Khăn giấy ướt chứa tinh dầu bạc hà mang lại cảm giác sảng khoái và tỉnh táo khi sử dụng. Dùng khi có cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi khi học tập, làm việc hay tham gia giao thông.
Đặc biệt với các tài xế thường sử dụng khăn ướt để lau cổ để tỉnh táo khi lái xe. Vì độ ẩm trên giấy thẩm thấu vào cổ kích thích cơ thể thoải mái, sảng khoái hơn.
Mong rằng với những kiến thức trên đã giúp bạn có thêm những thông tin thật sự hữu ích về chủ đề buồn ngủ khi lái xe. Chúc tất cả các bạn luôn vững tay lái trên mọi nẻo đường!