NỘI DỤNG BÀI VIẾT
Bạn biết đấy, tập trung chính là chìa khóa của những người thành công. Nếu bạn muốn thành công, bạn phải đặt ra mục tiêu và tập trung vào những thứ giúp bạn thực hiện ước mơ đó
Mất tập trung làm ta mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành một công việc nào đó thay vì hoàn thành thành nó sớm hơn.
Nếu bạn thường xuyên mất tập trung, hay quên, lơ đãng trong công việc thì đây chính là những dấu hiệu của suy giảm trí nhớ. Điều này, càng nguy hiểm hơn với những bác tài khi lái xe trên đường.
Theo một nghiên cứu thì có đến 82% các bậc phụ huynh và hơn 87% giới trẻ tại Việt Nam thừa nhận rằng bản thân hoặc người quen của mình đã từng gặp phải tai nạn giao thông do mất tập trung khi đang lái xe.
Những người thường xuyên sử dụng điện thoại có nguy cơ gặp tai nạn cao gấp 4 lần so với những người tập trung điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
1. Hiểu thế nào là mất tập trung
Mất tập trung được hiểu như là một thói quen hay một phản ứng khi tâm trí của bạn không phục vụ cho mục tiêu ban đầu
Bạn đang làm việc, bỗng một tin nhắn từ facebook đến, bãn nghĩ chỉ mất 5 giây bỏ ra để đọc nó. Nhưng thực tế bạn lại mất 5 đến 10 phút để đọc nó. Dường như bạn đã quên luôn cái công việc hiện bạn đang làm
Bạn phải mất một khoảng thời gian sau đó để lấy lại sự tập trung trong công việc của mình. Đó là một ví dụ của mất tập trung nhất thời
Mất tập trung có những biểu hiện như sau:
- Hay quên và không có khả năng tập trung
- Khó khăn trong việc sắp xếp quản lý
- Bồn chồn và xao nhãng
- Tính khí và tâm trạng thất thường
- Hay lo lắng
- Mất ngủ
2. Nguyên nhân gây mất tập trung
Mất tập trung được xem như là một chứng bệnh. Mất tập trung xảy ra ở cả người lướn và trẻ em. Cùng yduocso.com điểm danh một số nguyên nhân làm ta mất tập trung
- Internet chiếm quá nhiều thời gian của bạn và bạn không quyết tâm để loại bỏ nó
- Sự chủ quan
- Thiếu một phương pháp học tập có kỷ luật và khoa học.
- Não hoạt động kém gây rối loạn cho các mạch máu não.
- Nhịp sống gấp gáp, môi trường ô nhiễm và cường độ làm việc nhiều áp lực
- Các yếu tố khác như tuổi tác, di truyền, rối loạn tuyến giáp, thay đổi hoocmon, lạm dụng rượu và thuốc…
3. Mất tập trung có ảnh hưởng như thế nào?
Mất tập trung thường gặp ở những người hoạt động trí óc. Nhiều nhân viên văn phòng thường xuyên than phiền với các bác sĩ về khả năng tập trung của mình.
Mất tập trung gây khó khăn trong công việc mà trước đó vẫn làm bình thường. Dẫn đến, thời gian hoàn thành công việc chậm chạp hơn cũng như hiệu quả giảm sút rõ rệt.
Stress, mệt mỏi, không tập trung thường xuyên xảy ra có tác hại cực kỳ nghiêm trọng đến sức khỏe. Làm giảm chất lượng cuộc sống của con người.
Nếu không được giải quyết được vấn đề này thì chúng ta sẽ kiệt quệ cả tinh thần lẫn thể xác, mất tập trung chú ý, mất động cơ làm việc, học tập…
Bên cạnh đó các chuyên gia còn cảnh báo, ngoài tác động xấu tới sức khỏe, công việc và cuộc sống. Giảm trí nhớ mất tập trung còn khiến con người có nguy cơ cao mắc các bệnh sa sút trí tuệ như bệnh teo não, Alzheimer, Parkinson khi về già.
Đọc thêm bài viết:
[Cẩm nang] Mất tập trung lái xe, cách khắc phục đơn giản cho tài xế.
4 Cách Rèn Luyện Tập Trung Cực Hiệu Quả Ai Cũng Có Thể Làm
3. Thói quen tốt để duy trì sự tập trung
Có thể nói mất tập trung là một chứng bệnh, nó ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất, hiệu quả làm việc lâu dần sẽ làm bạn sa sút trí tuệ
Vì vậy, chúng ta phải tạo ra những thói quen tốt để ngăn chặn, điều trị mất tập trung. Cụ thể như:
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý giàu chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, nhiều sắt, canxi, vitamin,…
- Không uống rượu, hút thuốc lá, hạn chế stress, căng thẳng, thức đêm và thường xuyên vận động như chạy bộ, bơi lội..
- Thường xuyên luyện khả năng ghi nhớ, tăng tập trung của não bằng các trò chơi trí tuệ. Tham gia các hoạt động cộng đồng, biến công việc thành sở thích, thư giãn hợp lý
- Hãy rèn luyện tập trung, bạn phải đặt cho mình một kế hoạch, mục tiêu. Mục tiêu của bạn là gì? hãy tập trung vào những thứ giúp bạn thực hiện mục tiêu đó.
- Quản lý sự sao nhãng, thế giới này đang cố gắng tìm cách thu hút sự tập trung của bạn bằng cách làm cho bạn bị xao nhãng.
- Quản lý các nhiệm vụ: Hàng ngày bạn đặt ra 3 nhiệm vụ quan trọng nhất bạn phải hoàn thành và tập trung cao độ vào hoàn thành 3 mục tiêu này trước những việc khác
4. Sử dụng thực phẩm chức năng
Hiện nay, để tăng tính tập trung nhiều người đã dùng đến những thực phẩm chức năng hỗ trợ để tăng hiệu quả năng suất trong công việc. Nhất là những người làm việc ở văn phòng, những tài xế lái xe đường dài
Tuy nhiên, để lựa chọn ra một sản phẩm làm tăng sự tập trung giúp tỉnh táo, nâng cao sức khỏe lại an toàn thì quả là một điều không dễ dàng
Thông thường những sản phẩm này có những thành phần chính như sau:
– Caffein
- Caffeine là một chất màu trắng đắng, xuất hiện tự nhiên trong hơn 60 loại thực vật. Bao gồm hạt cà phê, lá trà và vỏ cacao
- Giúp kích thích não, giúp chúng ta tỉnh táo và ngăn ngừa mệt mỏi.
- Giúp ngăn chặn chức năng của các cơ quan thụ cảm. Khiến cơ thể không còn mệt mỏi, tỉnh táo hơn.
– L-Theanine
Thường được tìm thấy trong trà xanh và nấm. Đây là một loại non-dietary amino acid, có cấu trúc tương tự như amino acid glutamine.
- Giảm căng thẳng
- Tăng cường miễn dịch
- Nâng cao sức khoẻ của não bộ
- Giảm trầm cảm
– Chiết xuất Hồng Sâm
Có nguồn gốc từ chính những củ nhân sâm Hàn Quốc 6 năm tuổi có chất lượng tốt nhất.
- Giúp giảm stress, giải trừ căng thẳng, tăng hưng phấn thần kinh, giúp đầu óc tập trung làm việc
- Bổ sung năng lượng tức thì, chống tình trạng lao lực
- Giúp duy trì, tăng cường sức khỏe
– Cao Bạch Quả
Thành phần hữu ích nhất của cây bạch quả là flavonoid, chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp cải thiện lưu thông bằng cách làm giãn mạch máu. Một số công dụng của Cao Bạch Quả như
- Bạch quả có thể cải thiện đáng kể sự tập trung ở các cá nhân mạnh khỏe
- Tăng lưu lượng máu đến não, tăng chuyển hóa năng lượng của tế bào và bình thường hóa sự tiêu thụ oxy ở não
- Hạt cây bạch quả thường dùng để nấu chè, có tác dụng giúp tăng trí nhớ, bổ thận tráng dương
Video đề xuất: (VTC14)_ Dinh dưỡng từ hạt Bạch quả và những lưu ý khi sử dụng
– Các Vitamin B1, PP, B5
- Các vitamin pp tạo năng lượng cung cấp ATP cho quá trình hô hấp tế bào.
- Vitamin nhóm B chuyển hóa thức ăn thành các chất, giúp cơ thể hấp thụ tạo năng lượng
Hy vọng qua những thông tin mình vừa chia sẻ đã giúp bạn hiểu hơn về sự tập trung. Tuy nhiên, những bài viết của yduocso chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho việc điều trị bệnh. Chúc bạn luôn luôn tập trung, thành công trong cuộc sống!