“Thành công không phải là chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc, hạnh phúc là chìa khóa dẫn tới cánh cửa thành công, nếu bạn yêu điều bạn đang làm, bạn sẽ thành công”.

Bạn đã cố gắng 1 lần, 2 lần nhưng thành công vẫn chưa chịu đến. Bạn đừng lo lắng, đừng thiếu ý chí, hãy xem đó như là thử thách để bạn thành công cho mai sau. Những người có tư duy tích cực luôn luôn là những người thành công. Tuy nhiên, tư duy tích cực không phải tự nhiên mà có. Vậy làm thế nào để rèn luyện kỹ năng tự duy tích cực?

Tư duy tích cực là gì?

<img class="aligncenter size-full wp-image-2949" src="data:;base64,” alt=”tư duy tích cực là gì” width=”800″ height=”600″ data-lazy-srcset=”https://yduocso.com/wp-content/uploads/2023/05/tu-duy-tich-cuc-la-gi.jpg 800w, https://yduocso.com/wp-content/uploads/2020/09/tu-duy-tich-cuc-la-gi-400×300.jpg 400w” data-lazy-sizes=”(max-width: 800px) 100vw, 800px” data-lazy-src=”https://yduocso.com/wp-content/uploads/2023/05/tu-duy-tich-cuc-la-gi.jpg” />tư duy tích cực là gì

Có một câu nói rất hay “Thành công chỉ đến với những người sống tích cực”. Bạn nghĩ sao về câu nói này?

Nếu như người sống tiêu cực luôn sợ thay đổi, thì người sống tích cực luôn sẵn sàng chờ đón những trải nghiệm mới.

Người sống tích cực sẵn sàng đón nhận mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra, xem đó như bài học xương máu. Còn người tiêu cực lại đổ lỗi cho người khác vì những sai lầm của mình.

Để hiểu rõ hơn về “tư duy tích cực”. Chúng ta sẽ nhìn nhận dưới 3 góc độ: sinh học, tâm lí và xã hội.

  • Về mặt sinh học. Tư duy tích cực được hiểu là hoạt động tạo ra những năng lượng tâm trí. Nó có tác dụng kích thích mọi hoạt động trong cơ thể con người. Nhờ vậy, con người trở nên sảng khoái, vui vẻ, tập trung học tập và làm việc hơn.
  • Về mặt tâm lý. Tư duy tích cực là loại tư duy giúp cho con người có sự tự tin, khám phá ra những tiềm năng vô tận của bản thân.
  • Về mặt xã hội. Tư duy tiêu cực có nghĩa là nguồn sáng tạo trong mỗi con người. Trong gia đình, với tư duy tích cực mỗi thành viên sẽ góp phần hình thành nên một môi trường lành mạnh để nuôi dưỡng nhân cách, phát triển tài năng.

Phân loại tư duy

<img class="aligncenter size-full wp-image-2950" src="data:;base64,” alt=”phân loại tư duy” width=”800″ height=”600″ data-lazy-srcset=”https://yduocso.com/wp-content/uploads/2023/05/ren-luyen-tu-duy-tich-cuc.jpg 800w, https://yduocso.com/wp-content/uploads/2020/09/ren-luyen-tu-duy-tich-cuc-400×300.jpg 400w” data-lazy-sizes=”(max-width: 800px) 100vw, 800px” data-lazy-src=”https://yduocso.com/wp-content/uploads/2023/05/ren-luyen-tu-duy-tich-cuc.jpg” />phân loại tư duy

Chúng ta hiểu rằng tư duy dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần. Tư duy đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất.

Từ đó, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực với nó. Tư duy là sự phản ánh quá trình nhận thức ở trình độ cao một cách khái quát, tích cực, gián tiếp về thế giới qua các khái niệm, suy lý và phán đoán.

Thông thường, tư duy sẽ chia thành những loại sau đây:

  • Tư duy tích cực

Tư duy tích cực là những suy nghĩ có lợi không những cho mình mà cho cả người khác. Chẳng hạn như: tự tin, lạc quan, yêu thương, bao dung, đoàn kết…Nhờ tư duy tích cực, con người trở nên sống yêu đời, gần gũi và quý trọng nhau hơn.

  • Tư duy phản biện

Tư duy phản biện là tư duy phân tích, đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác bằng ý kiến cá nhân của mình. Người phản biện phải có lập luận rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm cũng như bảo vệ được ý kiến của mình đưa ra.

  • Tư duy lãng phí

Tư duy lãng phí là những suy nghĩ không cần thiết, không quan trọng hay vơ vẩn về những gì đã qua hoặc chưa đến, làm phí mất thời gian của hiện tại. Đây là một loại tư duy không nên có ở bất kỳ độ tuổi nào.

  • Tư duy cần thiết

Tư duy cần thiết là những suy nghĩ cần thiết về những gì đang, đã và sẽ làm hoặc cần phải giải quyết. Đúng như tên gọi, loại tư duy này rất cần thiết phải được rèn luyện và áp dụng nhiều.

Tại sao bạn nên rèn luyện tư duy tích cực

<img class="aligncenter size-full wp-image-2951" src="data:;base64,” alt=”lợi ích của người tư duy tích cực” width=”800″ height=”600″ data-lazy-srcset=”https://yduocso.com/wp-content/uploads/2023/05/tu-duy-tich-cuc-mang-lai-loi-ich-gi.jpg 800w, https://yduocso.com/wp-content/uploads/2020/09/tu-duy-tich-cuc-mang-lai-loi-ich-gi-400×300.jpg 400w” data-lazy-sizes=”(max-width: 800px) 100vw, 800px” data-lazy-src=”https://yduocso.com/wp-content/uploads/2023/05/tu-duy-tich-cuc-mang-lai-loi-ich-gi.jpg” />lợi ích của người tư duy tích cực

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng đi tìm hiểu những lợi ích nếu bạn là người có tư duy tích cực

1. Mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tư duy tích cực giúp con người có sức khỏe ổn định. Bởi vì khi có tư duy tích cực, bản thân sẽ cảm thấy thoải mái, không áp lực, khiến tinh thần sảng khoái, không lo âu, luôn yêu đời.

Theo đó, tư duy tích cực cũng có thể cho là một bài tập thể dục hàng ngày giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai trong suy nghĩ.

2. Giúp bạn có cái nhìn tích cực về thế giới và cả về chính bản thân mình

Bạn nên biết rằng, suy nghĩ sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với các hành động mà bạn muốn thế hiện. Vậy tại sao bạn không tự tin vào chính bản thân mình.

Điều này sẽ giúp cho bạn:

  • Thể hiện ý tưởng, sáng kiến tốt hơn
  • Tăng độ tự tin khi đưa ra quyết định
  • Vượt qua stress tốt hơn
  • Bớt cảm giác xấu hổ
  • Giảm những cảm xúc tiêu cực

3. Tư duy tích cực giúp bạn tập trung vào mục tiêu

Như đã nói, tư duy tích cực giúp bạn có thể tập trung vào làm việc hoặc học tập. Khi đã có đủ khả năng tư duy theo chiều hướng tích cực thì việc tập trung vào mục tiêu sẽ rất đơn giản. Nếu bạn cảm thấy khó khăn thì hãy suy nghĩ lạc quan lên và nghĩ mọi việc dễ dàng thì đều có thể vượt qua.

4. Tư duy tích cực giúp bạn củng cố các mối quan hệ

Trong cuộc sống, dù là người lớn hay trẻ nhỏ thì chúng ta cũng có nhiều mối quan hệ. Những mối quan hệ này là cần thiết để duy trì một cuộc sống chất lượng và hạnh phúc. Đồng thời, nó cũng giúp đỡ trẻ trong việc học tập và cả trong quãng đời về sau.

Khi trẻ có được tư duy tích cực, người đối diện sẽ cảm thấy bản thân đứa trẻ là một con người tốt, giỏi, đáng để học hỏi và quen biết lâu dài. Chính vì thế mà các mối quan hệ của trẻ sẽ bền chặt và lâu dài hơn.

5. Giúp bạn cảm thấy bình tĩnh khi gặp khó khăn

Hãy thử tưởng tượng bạn sắp có một cuộc phỏng vấn xin việc. Tuy nhiên, trong buổi phỏng vấn này cơ hội trúng tuyển có khả năng sẽ trao cho người nhà của nhà tuyển dụng.

Nếu bạn suy nghĩ tiêu cực thì có khả năng bạn sẽ từ bỏ buổi phỏng vấn hoặc không mấy hào hứng với buổi phỏng vấn sắp tới. Tuy nhiên, bạn hãy nghĩ đến những điều sẽ nhận được sau buổi phỏng vấn để giúp cho tâm trạng của mình thoải mái và nhẹ nhàng hơn.

Xem thêm bài viết:

10 Mẹo để tập trung ôn thi đạt hiệu quả cao nhất.

Top 7 game luyện trí nhớ trên điện thoại hay nhất

Các phương pháp rèn luyện tư duy tích cực

<img class="aligncenter size-full wp-image-2952" src="data:;base64,” alt=”Cách rèn luyện tư duy” width=”800″ height=”600″ data-lazy-srcset=”https://yduocso.com/wp-content/uploads/2023/05/cach-ren-luyen-tu-duy.jpg 800w, https://yduocso.com/wp-content/uploads/2020/09/cach-ren-luyen-tu-duy-400×300.jpg 400w” data-lazy-sizes=”(max-width: 800px) 100vw, 800px” data-lazy-src=”https://yduocso.com/wp-content/uploads/2023/05/cach-ren-luyen-tu-duy.jpg” />Cách rèn luyện tư duy

1. Tích cực tham gia các hoạt động thực tế

Tham gia các hoạt động thực tế không chỉ giúp cho tinh thần và thể chất phát triển. Mà nó còn  giúp cho bạn có cái nhìn thực tế hơn trong cuộc sống. Bạn sẽ học hỏi nhiều điều mới, tinh thần được thư giãn, thoải mái sau những căng thẳng của công việc.

2. Luôn nghĩ đến sự thành công

Sự thành công bao giờ cũng được trả giá bằng rất nhiều sự cố gắng. Cha mẹ nên động viên và hướng dẫn để trẻ cố gắng vượt qua khó khăn.

Chìa khóa để mở ra thành công chính là tư duy tích cực. Nó sẽ giúp trẻ luôn nghĩ đến mình phải đạt được những gì và cần làm gì. Đó chính là mục tiêu đặt ra và việc của trẻ là tự tin làm từng thứ một để chiếm được thành công.

3. Thể hiện lòng biết ơn

Lòng biết ơn chính là một trong những phương pháp cần được rèn luyện nếu muốn có tư duy tích cực.

Hãy luôn tỏ lòng biết ơn với những người đã giúp mình, cho mình cuộc sống đủ đầy cho dù họ là ai, họ ở độ tuổi nào. Hay đơn giản, thể hiện lòng biết ơn qua việc luyện tập cảm xúc tích cực mỗi ngày.

Bạn nên học cách quý trọng những điều bản thân đang có. Đó có thể là những điều đơn giản như niềm vui từ việc học, từ công việc hay nói lời cảm ơn người đã giúp đỡ mình. Thay vì lúc nào cũng cau có, không nói dù được giúp thì hãy bắt đầu ngay hôm nay với một năng lượng tích cực.

4. Kết bạn với những người có suy nghĩ tích cực

Khi bạn sống với những người có suy nghĩ tích cực sẽ giúp bản thân có nhiều suy nghĩ tích cực hơn.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên để trẻ tiếp xúc nhiều với những người có lối sống, tư duy tốt. Nếu trẻ hâm mộ ai đó, hãy tập trung hướng trẻ học hỏi những suy nghĩ tích cực từ những người này. Thông qua họ, bản thân mỗi người sẽ có động lực tự cải thiện bản thân ngày một tốt hơn.

Video đề xuất: 11 thói quen giúp bạn sống tích cực

5. Không bao giờ so sánh với kẻ thua cuộc

Thua cuộc có thể không phải do họ yếu kém, không có năng lực, quyết tâm mà do nhiều yếu tố khác tác động. Tuy nhiên, bạn đừng bao giờ so sánh mình với họ.

Hãy coi thất bại của họ là bài học cho mình. Hãy tận dụng những lợi thế mình có và tránh những thất bại của người khác để tận dụng cơ hội về cho bản thân mình.

6. Liệt kê 3 điều tích cực trước khi ngủ

Suy nghĩ tích cực trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện giấc ngủ, tạo sức khỏe tinh thần lâu dài. Từ đó, cơ thể được nghỉ ngơi nhiều hơn và cuộc sống ít căng thẳng hơn.

Ngoài ra, viết ra ít nhất ba điều tốt đẹp bạn gặp trong ngày là một trong những cách tốt nhất nhằm tạo ra tư duy tích cực cho sáng hôm sau và cả tuần bận rộn.

7. Biết quan tâm giúp đỡ người khác

Khi bạn biết giúp đỡ người khác, bạn sẽ thấy mình được thanh thản, thấy mình được hạnh phúc, có một chút cảm giác tự hào.

Từ đó, bạn sẽ cảm nhận cuộc sống 1 cách chậm lại, cảm thấy yêu thương con người hơn

Bạn thấy đấy, tư duy tích cực có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cả công việc lẫn học tập ở bất kì độ tuổi nào. Tư duy tích cực không tự nhiên có mà là cả một quá trình rèn luyện. Mong rằng bài viết chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thêm những thông tin thực sự bổ ích.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *