NỘI DỤNG BÀI VIẾT
Thuốc kháng viêm chính là thuốc dùng để điều trị các bệnh lí viêm nhiễm, nhất là nhiễm trùng đường hô hấp , tai mũi họng, đường tiết niệu…
Trên thị trường hiện nay thuốc kháng viêm ngày càng phổ biến. Vậy thuốc kháng viêm có những loại nào? Khi sử dụng thuốc kháng viêm cần lưu ý gì? Giá cả như thế nào?
Thuốc kháng viêm là gì, có tác dụng như thế nào?
Viêm là phản ứng miễn dịch của cơ thể, nhằm tiêu diệt các tác nhân được cơ thể xem là “ngoại lai”, có thể gây nguy hại.
Do đó, bạn có thể thấy viêm xuất hiện trong hầu hết các tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay dị ứng. Đây là một phản ứng có lợi
Tuy nhiên, khi viêm kéo dài các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng này của bệnh nhân.
Vì vậy, thuốc kháng viêm thường được chỉ định để kiểm soát và rút ngắn thời gian của quá trình viêm.
Hiện nay trên thị trường có hai loại thuốc kháng viêm đó là thuốc kháng viêm không chứa steroid và thuốc kháng viêm chứa steroid.
Tác dụng của thuốc kháng viêm:
Hạ sốt:
Thuốc sẽ giúp hạ thân nhiệt của người bệnh đang bị sốt bằng cách làm tăng quá trình thải nhiệt, lập lại thăng bằng cho trung tâm nhiệt ở vùng dưới đồi.
Giảm đau:
Thuốc kháng viêm sẽ làm giảm tính cảm thụ của các đầu dây thần kinh cảm giác với các chất gây đau như histamin, serotonin…
Điều này giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng đau của bạn.
Kháng viêm:
Những loại thuốc kháng viêm chỉ có tác dụng nếu dùng ở thời kỳ đầu với liều lượng cao để đạt được tác dụng của những loại viêm.
Thuốc kháng viêm không chứa steroid có khả năng ức chế sinh tổng hợp các prostaglandin thông qua ức chế enzym cyclooxygenase.
Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng ức chế các kinin- chất trung gian hóa học của phản ứng viêm.
Chống ngưng tiểu cầu và chống đông máu: do ức chế enzym thromboxan synthetase dẫn đến tổng hợp thromboxan A2 là chất làm đông vón tiểu cầu.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc kháng viêm
Đây là chất ức chế prostaglandin nên thường được dùng để ức chế hiện tượng viêm
Lưu ý: không sử dụng thuốc trong các trường hợp như:
- Bệnh nhân mắc phải bệnh lý chảy máu và không thể kiểm soát.
- Người dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Người có tiền sử bị loét dạ dày.
- Mắc suy gan mức độ nặng.
- Người mắc các bệnh lý như suy thận, suy gan.
- Người cao tuổi.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
- Cần lưu ý dùng đúng liều lượng, đúng cách theo hướng dẫn của các bác sĩ, dược sĩ.
Ngoài ra việc điều trị bệnh bằng thuốc kháng viêm cho trẻ em hay người lớn đều phải được theo dõi bởi các bác sĩ.
Nếu thấy các dấu hiệu lạ thì cần phải đưa trẻ đi khám, xác định nguyên nhân và được các bác sĩ đưa ra phương thuốc điều trị hợp lý.
Dùng thuốc kháng viêm nhiều có tốt không?
Thuốc kháng viêm là những thuốc chủ yếu trong điều trị các bệnh lý viêm nhiễm, nhất là nhiễm trùng đường hô hấp, tai mũi họng, đường tiết niệu…
Tuy nhiên, để bệnh được điều trị thuyên giảm, tình trạng nhiễm trùng được giải quyết tốt. Người bệnh cần có các kiến thức nhất định về việc sử dụng thuốc kháng viêm hiệu quả, phù hợp
Thuốc Alphachymotrypsin
Đây là thuốc ETC được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược TW Mediplantex – Việt Nam. Thuốc có tác dụng kháng viêm, chống phù nề sau chấn thương hay sau phẫu thuật.
Thành phần:
- Thành phần chính: Chymotrypsin 21 µkatal
- Tá dược khác: Isomalt, Menthol, Magnesi Stearat, Aerosil.
Công dụng: Thuốc dùng để điều trị:
- Dùng trong các trường hợp phù nề, sưng do chấn thương hay phẫu thuật.
- Được dùng phối hợp điều trị trong các bệnh đường hô hấp trên như: viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang và người bị bệnh hen.
Cách dùng thuốc: Alphachymotrypsin được sử dụng qua đường uống.
Bệnh nhân uống nguyên viên thuốc với nhiều nước hay để viên thuốc tan dần dưới lưỡi. Có thể sử dụng thuốc theo liều tham khảo như sau:
- Ngậm dưới lưỡi: 4 – 6 viên/ ngày, chia làm nhiều lần (để thuốc từ từ tan hết dưới lưỡi).
- Hoặc uống: 2 viên/ lần, 3 – 4 lần/ ngày
Một số tác dụng phụ của thuốc:
Khi sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn:
- Tăng nhất thời nhãn áp. Dùng trong nhãn khoa, có thể gặp phù giác mạc, viêm nhẹ màng bồ đào.
- Chymotrypsin có tính kháng nguyên, đôi khi có các phản ứng dị ứng khi dùng liều ca
Giá sản phẩm: 25.000VNĐ/1 hợp gồm 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên hoặc 70.000VNĐ/1 hộp gồm 5 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén.
Thuốc Corticoid
Corticoid là một loại thuốc kháng viêm được chỉ định trong nhiều bệnh lý khác nhau.
Corticoid dùng trong điều trị có tác dụng tương tự như hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận
Trên thị trường, thuốc chứa corticoid được sản xuất dưới nhiều dạng dùng khác nhau:
- Dạng viên (corticoid dùng đường uống)
- Dạng tiêm trực tiếp vào trong mạch máu, trong khớp, cơ
- Loại hít qua miệng
- Dạng xịt mũi
- Loại dung dịch dùng với máy khí dung
- Dạng kem, gel, thuốc mỡ…. dùng tại chỗ (bôi ngoài da, nhỏ mắt, mũi, tai….)
Thành phần: Corticosteroid có 3 loại hoạt chất chính với hoạt lực khác nhau, bao gồm:
- Hydrocortisone,
- Acetonides
- Betamethasone
Công dụng:
- Chống viêm trong thời gian ngắn, sử dụng cho những trường hợp cần chống viêm mạnh.
- Chỉ định trong điều trị một số bệnh ngoài da có triệu chứng viêm sưng như các bệnh viêm da, tình trạng nấm, khô da…
- Hỗ trợ điều hòa, chuyển hóa các chất, hỗ trợ điều hòa chức năng của hệ thần kinh trung ương.
- Hỗ trợ ức chế miễn dịch và ức chế hoạt hóa các tế bào.
- Giảm triệu chứng dị ứng, chống dị ứng trong một số trường hợp.
- Chỉ định trong điều trị một số vấn đề liên quan đến xương khớp.
- Ngoài ra, Corticosteroid có thể sử dụng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ điều trị.
Cách dùng thuốc:
- Đối với Corticosteroid dùng uống, tiêm: sử dụng theo chỉ định của bác sĩ điều trị, không được tự ý sử dụng nhóm thuốc Corticosteroid dùng uống.
- Mỗi bệnh nhân sẽ có liều dùng và thời gian điều trị riêng biệt.
- Đối với Corticosteroid dùng ngoài da như dạng thuốc mỡ, dạng kem bôi Corticosteroid cần phải vệ sinh vùng da sạch sẽ trước khi bôi.
Hy vọng những kiến thức ở trên có thể giúp cho bạn rõ hơn các loại thuốc kháng viêm cũng như tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất cho mình. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, chúng ta nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Bài viết tham khảo:
Tổng Hợp Những Cách Tỉnh Táo Hiệu Quả Nhất Hiện Nay