Thuốc kháng sinh là loại thuốc được chúng ta tạo ra để chống lại các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, hiện nay những hiểu biết về thuốc kháng sinh còn khá hạn chế. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn, rõ hơn về vấn đề này

1. Hiểu thế nào là thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là thuốc tiêu diệt hoặc kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giảm đáp ứng viêm gây ra bởi vi khuẩn.

Hiểu thế nào là thuốc kháng sinhHiểu thế nào là thuốc kháng sinh

Kháng sinh có tác dụng khác nhau trên từng loại vi khuẩn. Một số kháng sinh có tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn được gọi là kháng sinh phổ rộng. Một số loại khác tác dụng trên một số chủng vi khuẩn nhất định được gọi là phổ hẹp.

2. Tác dụng của thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh tác động lên quá trình sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn. Dưới đây là cơ chế tác dụng cụ thể:

  • Ức chế tổng hơp với vi khuẩn Gram âm:

Nhóm bêta lactam đi vào tế bào thông qua kênh porin ở màng ngoài của tế bào vi khuẩn và gắn với PBP là một enzyme tham gia vào quá trình nối peptidoglycan để tạo vách vi khuẩn.

  • Ức chế tổng hợp vi khuẩn Gram dương:

Vi khuẩn gram dương không có lớp màng ngoài của tế bào, nên bêta-lactam tác động trực tiếp lên PBP. Nhóm Glycopeptide (Vancomycin) gắn với D-alanyl-D-alanine, từ đó ảnh hưởng lên quá trình tổng hợp peptidoglycan.

  • Gây ức chế màng bào tương

Màng bào tương có chức năng chính là thẩm thấu chọn lọc các chất. Khi kháng sinh gắn được lên màng làm thay đổi tính thấm chọn lọc của màng khiến cho các thành phần ion bên trong bị thoát ra ngoài. Nước từ bên ngoài đi vào, hậu quả là gây chết tế bào.

  • Ức chế sinh tổng hợp Protein

Tetracycline: gắn lên tiểu đơn vị 30s, ngăn cản tRNA gắn với mRNA-ribosome, là kháng sinh kiềm khuẩn.

Aminoglycoside: gắn lên tiểu đơn vị 30s, ngăn cản quá trình phiên mã mRNA, đồng thời làm mRNA phiên mã sai, là kháng sinh diệt khuẩn.

Macrolide, lincosamide: gắn lên tiểu đơn vị 50s, kết thúc quá trình phát triển của chuỗi protein, là kháng sinh kiềm khuẩn.

Clorpheninramin: gắn lên tiểu đơn vị 50s và ngăn cản quá tình gắn các acid amin tạo chuỗi protein, là kháng sinh kiềm khuẩn.

Linezolid: gắn với 23S ribosomal RNA của tiểu đơn vị 50s, ngăn cản quá trình tạo phức hợp 70s cần cho tổng hợp protein; là kháng sinh kiềm khuẩn.

  • Ức chế sinh tổng hợp Acid Nucleic

Quinolone: tác động lên enzyme DNA gyrase và topoisomerase IV ảnh hưởng lên quá trình nhân đôi DNA.

Rifampicin: gắn vào DNA-dependent RNA polymerase, ức chế tổng hượp RNA của tế bào vi khuẩn

  • Ức chế sinh tổng hợp folate:

Sulfonamide: thuốc có cấu trúc gần giống với PABA (para-aminobenzoic). Cạnh tranh với PABA là chất tham gia vào quá trình chuyển hóa acid folic tác dụng kiềm khuẩn.

Trimethoprime: ức chế enzyme dihydrofolate reductase, ảnh hưởng lên quá trình tổng hợp acid folic, tác dụng kiềm khuẩn.

3. Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Bên cạnh tác dụng chính, các loại thuốc kháng sinh cũng gây ra những tác dụng phụ, vì thế bạn nên chú ý hơn khi dùng.

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinhTác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Các tác dụng phụ thường gặp như tiêu chảy, đau bụng và nhiễm trùng men âm đạo ở phụ nữ. Một vài tác dụng phụ nghiêm trọng hơn có thể làm suy yếu các chức năng của gan, thận, tủy xương và các cơ quan khác.

Nhóm thuốc ampicillin và amoxycillin thường gây ra phát ban hay sởi. Đây là một dạng ban đỏ xảy ra tương đối muộn, không nguy hiểm đến tính mạng

4. Tại sao vi khuẩn có thể kháng được thuốc kháng sinh?

  • Thứ nhất: vi khuẩn ngăn cản kháng sinh xâm nhập vào bên trong chúng bằng cách củng cố hoặc biến đổi cấu trúc các màng bảo vệ của chúng.
  • Thứ hai: vi khuẩn tạo ra các bơm đẩy để bơm kháng sinh ra ngoài.
  • Thứ ba: vi khuẩn sản xuất ra các men (enzymes) để phá hủy kháng sinh như các men penicillinase, beta lactamase phổ rộng, carbapenemase… Đây là cách thức phổ biến mà vi khuẩn tạo ra để chống lại hầu hết các nhóm kháng sinh.
  • Thứ tư: vi khuẩn biến đổi cấu trúc các bộ phận của chúng, làm cho kháng sinh không nhận ra đích tác dụng.

5. Biện pháp hạn chế tình trạng kháng thuốc kháng sinh

Kháng thuốc kháng sinh gia tăng chủ yếu do lạm dụng kháng sinh quá mức, sử dụng kháng sinh sai và các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn không được thực hiện tốt.

Tình trạng kháng thuốc kháng sinhTình trạng kháng thuốc kháng sinh

Để tình trạng kháng thuốc kháng sinh không trở nên nghiêm trọng hơn, cần thực hiện tốt các nguyên tắc sau đây:

  • Kháng sinh chỉ có tác dụng trên vi khuẩn, không giúp điều trị các bệnh do virus như cúm, cảm lạnh thông thường.
  • Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi thật sự cần thiết và phải do bác sĩ kê đơn.
  • Kể cả khi bệnh đã khỏi, cũng không được dừng sử dụng thuốc cho đến khi hết thời gian sử dụng mà bác sĩ yêu cầu.
  • Không được tự ý mua thuốc kháng sinh hoặc yêu cầu bác sĩ kê đơn kháng sinh khi không có chỉ định.
  • Mỗi loại kháng sinh chỉ có tác dụng trên một số loại vi khuẩn nhất định, cần phải sử dụng kháng sinh phù hợp với chủng vi khuẩn gây bệnh.
  • Không chia sẻ kháng sinh với người thân hoặc bạn bè.

Mong rằng với những kiến thức trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc kháng sinh. Để sử dụng bất cứ một loại thuốc kháng sinh nào, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Bài viết tham khảo:

Tổng Hợp Những Cách Tỉnh Táo Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Tổng Hợp Những Cách Chống Buồn Ngủ Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Tổng Hợp Những Cách Giúp Tập Trung Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *