NỘI DỤNG BÀI VIẾT
- 1 Các dấu hiệu có thai sớm, chính xác
- 1.1 Trễ kinh
- 1.2 Ra máu báo thai
- 1.3 Đi tiểu nhiều hơn bình thường
- 1.4 Thay đổi thói quen ăn uống
- 1.5 Buồn nôn và nôn
- 1.6 Ngực nở, căng cứng, đau núm vú
- 1.7 Mũi thính hơn bình thường
- 1.8 Tâm trạng thay đổi thất thường
- 1.9 Đau đầu chóng mặt
- 1.10 Buồn ngủ liên tục
- 1.11 Ốm nghén
- 1.12 Mệt mỏi, uể oải
- 1.13 Đau lưng
- 1.14 Khó thở, thở mệt nhọc
- 1.15 Thân nhiệt tăng
- 2 Cách kiểm tra có thai hay chưa chính xác nhất
Khi tinh trùng gặp trứng thụ tinh thành công và bắt đầu quá trình làm tổ, cơ thể sẽ có các dấu hiệu mang thai tuần đầu rõ rệt. Do đó sau khi quan hệ 4 – 5 ngày bạn đã có thể biết mình có thai hay không dựa vào chu kỳ kinh nguyệt hoặc các dấu hiệu có bầu.
Khi mang thai, bạn sẽ có các dấu hiệu thường gặp, chính xác tới 80% sau đây.
Các dấu hiệu có thai sớm, chính xác
-
Trễ kinh
Trễ kinh là một trong những dấu hiệu nhận biết có thai sớm, chính xác nhất. Khi thai được làm tổ sẽ cản trở, ngăn ngừa lượng kinh nguyệt ra ngoài như thông thường. Nếu đến “đèn đỏ” chậm kinh 7 ngày hoặc 1 tháng và trước đó đã từng quan hệ không dùng biện pháp thì khả năng bạn có bầu rất cao.
Tuy nhiên, trễ kinh cũng khiến nhiều người nhầm lẫn tưởng mình đã có thai. Bạn bị trễ kinh cũng có thể do stress, thay đổi thói quen sinh hoạt và bệnh phụ khoa phát triển.
-
Ra máu báo thai
Trước ngày “đèn đỏ” chỉ em thấy âm đạo ra dịch nhiều kèm theo chút máu có màu hồng nhạt, nâu, đỏ… thì đây chính là máu báo thai.
Máu này xuất hiện là do quá trình làm tổ của phôi thai bám vào niêm mạc tử cung, khiến lớp niêm mạc bị bong ra và chảy máu. Sau từ 7 – 14 ngày quan hệ, nếu có thai máu báo thai sẽ xuất hiện.
Bạn theo dõi nếu khí hư ra kèm chút máu có mùi hôi tanh, khó chịu, ngứa âm đạo thì đây có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa, bạn nên đi khám sớm.
Xem thêm >>> Massage Yoni là gì? Hướng dẫn cách massage cho cặp vợ chồng
-
Đi tiểu nhiều hơn bình thường
Khi có thai, thai nhi hình thành và chèn ép lên bàng quang khiến mẹ luôn có cảm giác tức, buồn tiểu nhiều hơn thông thường.
Có bầu lượng hormone thay đổi, lượng máu tăng cao hơn bình thường sẽ khiến mẹ đi tiểu nhiều hơn, đặc biệt về đêm. Đây là dấu hiệu có thai mẹ bầu nào cũng gặp phải.
-
Thay đổi thói quen ăn uống
Nếu đột nhiên bạn thay đổi thói quen, sở thích ăn uống, lúc nào cũng thèm ăn và cảm thấy đói thì khả năng cao bạn đã có thai. Bạn có thể ăn những món đồ chua hoặc ngọt ngày xưa mình không đụng tới nhưng giờ bạn lại thấy nó rất ngon, ăn được nhiều.
Nguyên nhân do sự thay đổi hormone cơ thể khi có thai, mang thai người mẹ có nhu cầu về năng lượng cao hơn bình thường.
-
Buồn nôn và nôn
Buồn nôn, nôn được xem là dấu hiệu có thai sớm, chính xác dễ nhận biết ở bà bầu. Thông thường ở tuần thai thứ 3, chị em sẽ có cảm giác trực nôn, buồn nôn liên tục và tình trạng này có thể kéo dài đến hết 3 tháng đầu thai kỳ.
Nguyên nhân do thai đang trong quá trình làm tổ, chưa ổn định. Cơ thể người mẹ chưa thích nghi được với sự xuất hiện của thai nhi và rất dễ có hiện tượng buồn nôn, nôn khi ngửi thấy mùi thức ăn hoặc ăn đồ ăn không hợp với bụng dạ.
-
Ngực nở, căng cứng, đau núm vú
Sau khi trứng được thụ thai thành công sẽ khiến nồng độ hormone tăng cao, làm thay đổi lượng máu tuần hoàn đến ngực. Do đó khi có thai, chị em luôn có cảm giác đau tức vùng ngực và thấy ngực nở, to hơn so với bình thường.
Dấu hiệu có thai này khá giống với dấu hiệu có kinh nguyệt, chị em cần phân biệt rõ tránh nhầm lẫn.
-
Mũi thính hơn bình thường
Phụ nữ khi có thai, khứu giác tốt hơn bình thường. bạn sẽ phát hiện mùi, hương vị rất nhanh đặc biệt là mùi đồ ăn và nước hoa.
Tuy nhiên điều này khiến chị em luôn có cảm giác sợ đồ ăn, buồn nôn, nôn hơn. Đây cũng là dấu hiệu có thai điển hình, báo hiệu chị em đã có em bé rồi đấy.
-
Tâm trạng thay đổi thất thường
Khi mang thai người phụ nữ luôn cảm thấy khó chịu, bí bách tâm trạng lên xuống, vui buồn thất thường, có thể khóc, tủi thân không rõ lý do.
Nguyên nhân do sự thay đổi của hormone thai kỳ dẫn đến tình trạng này. Đặc biệt ở những tuần đầu mang thai, bà bầu rất dễ cáu gắt, bực mình, mệt mỏi.
-
Đau đầu chóng mặt
Thai nhi làm tổ khiến hệ tuần hoàn hoạt động nhiều hơn, máu bơm nhanh và nhu cầu về lượng máu đi nuôi cơ thể cao hơn trước đây. Sự thay đổi đột ngột của cơ thể khi mẹ có em bé sẽ gây ra các hiện tượng đau đầu, chóng mặt do lượng máu chưa đủ để lưu thông lên não.
-
Buồn ngủ liên tục
Nhiều mẹ bầu khi có thai sẽ có tình trạng buồn ngủ, ngủ đủ giấc rồi vẫn buồn ngủ nữa và cảm thấy lúc nào cũng thiếu ngủ. Đây là dấu hiệu mang thai dễ thấy, gặp ở bà bầu nhất là trong 3 tháng đầu. Tình trạng này được gọi là nghén ngủ thai kỳ.
-
Ốm nghén
Khi mới có thai, mẹ sẽ có cảm giác nóng sốt, thân nhiệt tăng và có các dấu hiệu sổ mũi, ho, mệt mỏi… như cảm cúm thông thường. Tuy nhiên nếu sau quan hệ từ 7 – 10 ngày, mẹ thấy trễ kinh thì đừng nên uống thuốc khi thấy sốt, mệt mỏi. Tác động của thuốc cảm sẽ khiến thai nhi gặp nguy hiểm.
Các triệu chứng của ốm nghén sẽ kéo dài ở 3 tháng đầu do thai chưa ổn định và sẽ hết dần khi bước vào tam nguyệt cá thứ 2.
-
Mệt mỏi, uể oải
Khi có thai, mẹ bầu sẽ có dấu hiệu người lúc nào cũng mệt mỏi, khó chịu. Dấu hiệu có thai sớm này được các chuyên gia đánh giá là phản ứng thai kỳ của cơ thể mẹ.
Nguyên nhân do hormone progesterone được tiết ra nhanh hơn, khiến thân nhiệt tăng cao, cần nhiều năng lượng hơn. Nhịp tim thai đập nhanh, cần nhiều oxy hơn thông thường cũng khiến mẹ mệt mỏi, uể oải hơn.
-
Đau lưng
Đau lưng cũng là dấu hiệu mang thai điển hình chị em nên quan tâm. Thường bà bầu sẽ bị đau nhức vùng thắt lưng, dọc sống lưng. Nguyên nhân do dây chằng ở lưng dãn ra để thích nghi, tạo điều kiện cho thai nhi phát triển, lớn lên.
-
Khó thở, thở mệt nhọc
Có thai, thai nhi sẽ nằm chèn ép lên lồng ngực khiến mẹ gặp khó khăn trong hơi thở. Mẹ thấy lúc nào mình cũng thở mệt nhọc, khó thở, bí bách trong người và gần như thiếu oxy, lúc này mẹ hãy nên mặc đồ rộng rãi, ở trong phòng thoáng.
-
Thân nhiệt tăng
Bà bầu sẽ có thân nhiệt cao và luôn cảm thấy nóng hơn bình thường. Nguyên nhân là do sự phát triển của thai nhi, các hormone thai kỳ khiến mẹ luôn có cảm giác nóng trong, bí bách thích ngồi chỗ mát, lạnh hơn bình thường.
Đây cũng là dấu hiệu có thai điển hình mẹ nên lưu ý.
Cách kiểm tra có thai hay chưa chính xác nhất
Dựa vào các dấu hiệu có thai trên, bạn cũng phần nào dự đoán được mình đã có em bé hay chưa? Nhưng để chính xác nhất, bạn nên kết hợp các phương pháp kiểm tra bạn đã có bầu hay chưa để biết rõ kết quả nhé.
-
Que thử thử thai
Đây là phương pháp kiểm tra bạn đã có bầu hay chưa sau 4 – 5 ngày quan hệ. Phương pháp này mang lại kết quả chính xác tới 90%. Nếu que thử cho kết quả 2 vạch thì bạn đã có thai, còn 1 vạch bạn chưa có thai.
<img class="alignnone size-full wp-image-383" src="data:;base64,” alt=”” width=”700″ height=”450″ data-lazy-srcset=”https://yduocso.com/wp-content/uploads/2023/05/dau-hieu-co-thai8.jpg 700w, https://yduocso.com/wp-content/uploads/2020/04/dau-hieu-co-thai8-400×257.jpg 400w” data-lazy-sizes=”(max-width: 700px) 100vw, 700px” data-lazy-src=”https://yduocso.com/wp-content/uploads/2023/05/dau-hieu-co-thai8.jpg” />
Que thử 2 vạch là bạn đã có thai (ảnh minh họa)
Để yên tâm và tránh đọc sai kết quả, bạn nên mua 4, 5 que thử thai về thử vào từng thời điểm khác nhau.
-
Siêu âm
Nếu chưa yên tâm, tin tưởng về độ chính xác của que thử thai, bạn có thể đi siêu âm để biết kết quả chính xác. Tuy nhiên sau khi trễ kinh từ 10 ngày trở lên, siêu âm mới cho kết quả chính xác nhất.
-
Xét nghiệm beta hCG
Đây là phương pháp xét nghiệm máu cho kết quả chính xác 100%. Chỉ phụ nữ mang thai mới có hCG nên khi thực hiện phương pháp này bạn sẽ biết chính xác mình có thai hay chưa và tuổi thai là bao nhiêu.
Với các dấu hiệu có thai và các kiểm tra bạn đã có thai hay chưa ở trên thì bạn có thể căn cứ vào ngày quan hệ, chu kỳ kinh nguyệt, các biểu hiện của cơ thể mà theo dõi và dự đoán mình đã có em bé hay chưa? Để chính xác và yên tâm hơn, bạn hãy đến bệnh viện làm các phương pháp siêu âm, xét nghiệm để biết kết quả chính xác nhé.
Đan Lê